Tư duy và ngôn ngữ
ENGLISH TRANSLATION BELOW
• 10 ngày liên tục, bạn mua bánh mì ăn và bị đau bụng
• 10 ngày sau, bạn mua cơm ăn thì không còn bị đau bụng nữa
• Bạn kết luận: Bánh Mì Gây Đau Bụng.
Có thể thấy chúng ta luôn có xu hướng suy ra mối quan hệ nhân quả giữa 2 việc xảy ra theo trình tự thời gian (A xảy ra trước B nên A gây ra B ).
Điều này phản ánh rất rõ qua ngôn ngữ
• VÌ tôi mua bánh mì, tôi bị đau bụng
• BECAUSE I ate bread, I got stomach-ach
• KỂ TỪ khi tôi ăn bánh mì, tôi luôn bị đau bụng
• SINCE I started eating bread, I got stomach-ache
(Chắc giờ mọi người cũng hiểu tại sao chúng ta sử dụng các từ chỉ mối quan hệ thời gian với ý Nhân Quả)
Mặc dù đây là lối tư duy bản năng của con người (và nhiều loài động vật khác), nó sẽ được coi là ngụy biện nếu chúng ta bỏ qua các yếu tố khác.
• Bạn bị đau bụng có thể vì bạn ăn thêm 1 đống đồ khác ở hang bánh mì (nem chua, xúc xích, vv)
• Bạn bị đau bụng có thể vì bạn quên rửa tay trước khi ăn bánh mì
• Vân vân và mây mây
Nhận ra được vấn đề này, bạn mới thử kiểm soát các yếu tố khác nhau để xem liệu bánh mì có phải nguyên nhân không.
• 10 ngày sau đó bạn lại ăn bánh mì và chỉ bánh mì, trước khi ăn bạn đã rửa tay vệ sinh sạch sẽ (và các biến khác nếu bạn nhận ra). Kết quả là bạn không còn bị đau bụng nữa.
• Bạn kết luận lại BÁNH MÌ KHÔNG GÂY ĐAU BỤNG.
Trong nghiên cứu định lượng, các biến số Nguyên Nhân (vd: bánh mì, rửa tay, đồ ăn kèm, …) được gọi là các biến Độc Lập. Biến số Kết Quả (vd: đau bụng) được coi là biến Phụ Thuộc (biến Phụ Thuộc bị ảnh hưởng bởi biến Độc Lập). Mục tiêu là tìm ra mối liên hệ giữa Nguyên Nhân và Kết Quả. Mối liên hệ đó có thể là Tương Quan (correlation) hoặc Nhân Quả (causation).
• Tất cả mọi người đều hít oxy.
• Tất cả mọi người đều xuống lỗ.
• Oxy khiến mọi người xuống lỗ ???

ENGLISH TRANSLATION:
• For 10 consecutive days, you ate bread and had stomachache.
• 10 days later, you ate rice and no longer had stomachache.
• You concluded: Bread causes stomachache.
We always tend to infer a cause-effect relationship between two events that occur in a temporal sequence (A occurs before B, so A causes B).
This is clearly reflected in language:
• BECAUSE I ate bread, I got stomach-ache.
• SINCE I started eating bread, I got stomach-ache.
(Now you understand why we use temporal relationships for causality)
Although this is a natural way of thinking for humans (and many other animals), it is a fallacy if we ignore other factors.
• You may have stomachache because you ate other things from the bakery (nem chua, sausages, etc.)
• You may have stomachache because you forgot to wash your hands before eating bread.
Realizing this problem, you try to control various factors to see if bread is the cause.
• 10 days later, you eat only bread, and before eating, you wash your hands clean. The result is that you no longer have stomachache.
• You conclude that BREAD DOES NOT CAUSE STOMACHACHE.
In quantitative research, Independent Variables (e.g., bread, hand washing, side dishes, etc.) are called causal variables. The Dependent Variable (e.g., stomachache) is considered a dependent variable (a variable that is affected by the causal variable). The goal is to find the relationship between the causal variable and the dependent variable. That relationship can be correlation or causation.
• Everyone breathes oxygen.
• Everyone dies.
• Does oxygen kill us?