Bách PHAN-TẤT [ɓaː˧˥k̟ faːn tə˧˥t]

Sai … thì sửa (?)

Bạn làm sai một việc gì đó, bạn nhận ra sai lầm và sửa lại. Nghe thì rất hợp lí nhưng thực tế đôi khi lại không như vậy.

Một chính sách tài chính sai lầm có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả một nền kinh tế. Một chính sách giáo dục sai lầm có thể làm hỏng cả 1 thế hệ. Vệc “sửa” có thể là một thứ gì đó rất xa vời.

(Có thể mất đến hàng năm trời để người ta nhận ra sai lầm đó và trong thời gian đó thì hậu quả đã có rồi)

Trong khoa học, ngoài việc đảm bảo một giả thuyết có thể giải thích, mô tả các dữ kiện đã biết, người ta còn muốn nó có thể giải thích được cho những dữ kiện chưa biết (nhưng có thể kiểm chứng thông qua các bài kiểm tra). Đây gọi là khả năng dự đoán (predictive power). Nếu không có khả năng dự đoán, chúng ta sẽ cứ phải sửa đổi giả thuyết gốc mỗi khi có dữ liệu mới, và trong nhiều trường hợp, dữ liệu mới có thể đi ngược hoàn toàn với giả thuyết gốc.

Ví dụ:

• Bạn thấy có 10 học sinh lớp A đi học muộn, bạn kết luận: Học sinh lớp A đi học muộn.

• Hôm sau, bạn thấy vẫn có học sinh lớp A đi học sớm, bạn liền sửa lại thành: Học sinh lớp A, ngồi ở tổ 4 đi học muộn.

• Hôm sau, bạn lại thấy có học sinh tổ 4 đi học sớm, bạn sửa thêm: Học sinh lớp A, ngồi ở tổ 4, bàn 1-2 đi học muộn.

• Hôm sau, cả lớp đi học sớm, kết luận của bạn sai hoàn toàn.

Tất nhiên, đôi khi sự sửa đổi lại là cần thiết.

Ví dụ kinh điển là Einstein field equation. Einstein ban đầu tin rằng vũ trụ luôn đứng yên, và phương trình của ông ta đã sai. Sau đó, với sự kiện Hubble tìm ra rằng vũ trụ đang mở rộng, Einstein sửa lại hằng số và chúng ta đã có thuyết tương đối rộng.

Tóm lại, sai thì sửa, nhưng sai nhiều quá thì dẹp mẹ đi chứ đừng có “cứ sai đi vì cuộc đời cho phép”.