Bách PHAN-TẤT [ɓaː˧˥k̟ faːn tə˧˥t]

Pronunciation - Không chỉ là IPA

ENGLISH TRANSLATION BELOW

Nay quay quay cả ngày mệt rồi nên tối ngồi viết lách tí không lại rơi hết văn.

“Chỉ cần 1 cái bảng IPA, thêm cái hình minh họa răng môi, 1 ít từ và câu để luyện tập và thế là chúng ta đã có 1 buổi học phát âm rồi.”

Đó là suy nghĩ của mình 3 năm về trước,.khi mới bắt đầu tập tọe đi dạy phát âm.. Và, theo mình quan sát được, đó cũng là suy nghĩ của rất nhiều giáo viên (nhát là những người không có kinh nghiệm với ngữ âm học và/hoặc TESOL).

Với những tài liệu kể trên, sau 1 thời gian đi dạy, mình luôn tự hỏi tại sao mình không nhận thấy được sự tiến bộ rõ rệt của học sinh, dù mình giải thích rất chi tiết và “học thuật”?

Và rồi, sau một thời gian tìm tòi, tự học cũng như đi học đủ thứ khác, mình nhận ra vấn đề phức tạp hơn mình tưởng.

  1. Học phát âm gắn liền với …. “hình ảnh” và “kí tự”?

Khi nhắc đến phát âm, các phương pháp mình từng tìm hiểu chia ra 2 trường phái, Intuitive (cảm nhận) và Linguistic (lí thuyết ngôn ngữ).

Cách dạy phụ thuộc quá nhièu vào IPA và các hình minh họa rơi vào trường phái Linguistic, thứ vốn là nỗi ác mộng với cả sinh viên ngôn ngữ chứ đừng nói là người ngoài ngành.

Liệu bạn, với tư cách là 1 người mới học tiếng anh, có thể cải thiện phát âm của bản thân như thế nào khi phải học 1 đống kí tự loằng ngoăng, chưa kể còn các vị trí, cơ quan âm thanh?

Đó là còn chưa kể, IPA cũng chia ra làm nhiều bảng, ứng với các Dialect khác nhau. Điều này sẽ rẩt dễ khiến cho học viên (và cả giáo viên) cảm thấy bối rối.

  1. Học phát âm bằng cách nhại (shadowing)?

Chắc cũng do nhận thấy sự bất cập của phương pháp trên nên nhiều giáo viên, trong đó có mình đã chuyển qua dạy bằng phương pháp Shadowing.

Vấn đề là, material của một số giáo viên lại chính là … giọng của họ. Mình đã từng chứng kiến rất nhiều lớp học mà ở đó, giáo viên đọc và học viên nhại theo 1 cách máy móc, không hề có cảm xúc, ngữ điệu tự nhiên ở trong đó. Và mình cũng đã chứng kiến rất nhiều giáo viên phát âm sai, ví dụ như /aɪ/ và /ɑ/ trong từ time /taɪm/ (*), hậu quả là làm nguyên 1 lớp sai luôn.

(*) 1 số bạn có thể phản biện rằng họ không sai, chỉ là họ nói dialect khác (AAVE). Lập luận này đối với mình khá là nực cười vì mình chắc là những giáo viên đó chả có thời gian để học dialect của người da màu ở Mỹ đâu, đơn giản chỉ là họ không kiểm soát được âm thôi.

Một số giáo viên khác thì chọn material authentic hơn xíu, sử dụng các series phim của Anh hoặc Mỹ. Nhưng tiếc là material họ sử dụng lại mang hơi hướng dramatic quá, dẫn đến học sinh nói cũng hơi “diễn”. (Nhất là các dialects ở Vương quốc Anh)

Một ví dụ về vấn đề này: https://youtu.be/fiNF_96jHNk

Nhận ra được các vấn đề này, mình đã thiết kế lại khóa học Lả Lướt sao cho có thể kết hợp được cả 2 phương pháp 1 cách tối ưu nhất, tăng được không chỉ kiến thức (Linguistic) về âm mà còn cả khả năng cảm âm (Intuitive) của học sinh với mục tiêu chính là Neutral Accent - Clear Speech.

Cái khó của phương pháp này, đó là giáo viên cần phải hiểu biết đủ sâu về Ngữ Âm học và các vấn đề của học sinh để diễn giải một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Đồng thời giáo viên cũng phải có khả năng cảm âm tốt để có thể bắt và sửa lỗi cho học sinh.

Cũng may là mình cũng hiểu kha khá về lí thuyết và tai cũng khá thính nên việc dạy khá là nhẹ nhàng (Thi thoảng gặp 1 vài ca khó nhưng cũng không phải vấn đề lớn). Đây cũng là lí do mà mỗi buổi học thực hành hầu như mình chỉ nói 10% thời gian.

  1. Học phát âm nhưng chỉ dừng lại ở âm?

Các âm thanh đơn lẻ (nguyên/ phụ âm) chỉ là 1 phần của phát âm. Việc chỉ tập trung vào âm sẽ đào tạo ra những học viên phát âm được từ đơn lẻ nhưng sẽ tắc tị khi nói cả câu/ đoạn dài vì thiếu các khía cạnh khác như ngữ điệu, trọng âm, nhịp điệu hay thậm chí là tốc độ nói, chất lượng giọng.

Đây là lí do mà mình đã phải đá sang bên thanh nhạc 1 xíu trước khi làm thêm 2 buổi về Chunking và Resonance.

Đọc xong bài này, hi vọng những ai nghĩ rằng dạy phát âm (một cách chuẩn chỉnh) dễ có thể thay đổi quan điểm.

Illustration
Illustration

ENGLISH TRANSLATION

“Just with an IPA chart, some illustrations of lips and teeth, a few words and sentences to practice, and there is my pronunciation class.”

That was my thought 3 years ago when I first started teaching pronunciation. And, from what I observed, that was also the thinking of many teachers (especially those who have no experience with phonetics and/or TESOL).

I had always wondered why I didn’t see a significant improvement in my students’ pronunciation, even though I explained in detail and “academically.” And then, after some research, self-study as well as attending various courses, I realised that the problem was more complex than I thought.

  1. Pronunciation learning is associated with…. “images” and “symbols”?

When it comes to pronunciation, all the methods I have researched are divided into 2 approaches: Intuitive and Linguistic.

Teaching heavily relies on IPA and illustrations falls into the Linguistic approach, which is already a nightmare for linguistic students, let alone non-linguists.

As a person who is learning English, can you improve your pronunciation when you have to learn a bunch of confusing symbols, not to mention the positions and organs of sounds?

Moreover, the IPA is also divided into many tables, corresponding to different dialects. This can easily confuse learners (and teachers).

  1. Shadowing?

Perhaps because of the drawbacks of the above method, many teachers, including myself, have switched to shadowing.

The problem is, some teachers’ use… their own voice. I have witnessed many classes where the teacher reads out loud and the students mimic mechanically, without any emotion or natural intonation. And I have also seen many teachers pronounce incorrectly, such as /aɪ/ and /ɑ/ in the word “time” /taɪm/ (*), resulting in the whole class making the same mistake.

(*) Some may argue that they are speaking a different dialect (AAVE). This argument is quite ridiculous to me because I’m sure those teachers don’t have time to learn the dialect of black people in the US. Instead, they cannot control the sounds. Just simple as that.

Other teachers use more authentic materials, using British or American TV series. But unfortunately, the materials they use tend to be too dramatic, leading to students speaking like they are acting.

  1. Learning pronunciation but only at individual sounds?

Single sounds (vowels/consonants) are only a part of pronunciation. Learners might be able to pronounce individual sounds correctly but will struggle when speaking longer sentences/paragraphs due to the lack of other aspects such as intonation, stress, rhythm, etc.

Bài đăng phổ biến từ blog này