NGÔN NGỮ HỌC – HỌC GÌ, LÀM GÌ?
Lưu ý: Nội dung đã được tối giản để phù hợp với nhiều đối tượng. Việc tối giản có thể gây ra các thiếu sót nhất định. Mong mọi người góp ý bên dưới.
“Ngành Ngôn Ngữ Việt Nam hiện nay ở đầu của sự phát triển. Có thể nói Ngôn Ngữ là vua của các nghề. Vừa kiếm được nhiều $ lại được xã hội trọng vọng.
Thằng em mình sinh năm 96, học Bách Khoa Cơ Khí, bỏ ngang sang Ngôn Ngữ. Tự mày mò học IELTS được 8.0 rồi đi dạy. Mỗi tối 2 ca 3 giờ là xong việc. Tháng được 3k6. Nhưng thu nhập chính vẫn là từ nhận các project soạn giáo án bên ngoài. Tuần làm 2,3 cái nhẹ nhàng 9,10k tiền tươi thóc thật không phải đóng thuế. Làm được 3 năm mà nhà xe nó đã mua đủ cả, nghĩ mà thèm.”
Có thể nói đây chính là điều mà rất nhiều người nghĩ khi nghe đến ngành Ngôn Ngữ. Nhưng sự thật thì họ đang hiểu sai giữa 2 khái niệm: học Ngôn Ngữ và học ngôn ngữ.
Ngôn ngữ (viết thường) chỉ đơn thuần là bạn học cách sử dụng một ngôn ngữ nào đó, sau đó có thể tham gia các kì thi lấy chứng chỉ để đánh giá năng lực. Ngôn Ngữ (viết hoa) là một ngành khoa học, nơi mà năng lực của bạn không thể hiện qua con sô mà thể hiện qua khả năng am hiểu cấu trúc của ngôn ngữ. Các bạn có thể sử dụng 1 ngôn ngữ rất thuần thục nhưng chả hiểu gì về nó (ví dụ: tiếng mẹ đẻ) và trái lại, các bạn có thể rất am hiểu cấu trúc của 1 ngôn ngữ nhưng sử dụng thực tế rất kém (ví dụ: tiếng Latin).
VẬY HỌC NGÔN NGỮ LÀ HỌC GÌ?
Ngôn Ngữ học là bộ môn khoa học nghiên cứu về cấu trúc của ngôn ngữ. Hiểu 1 cách đơn giản, cứ cái gì liên quan đến ngôn ngữ tự nhiên là ta đào.
Lưu ý: Dù các bạn có học Ngôn Ngữ Anh hay Ngôn Ngữ Lào, những thứ các bạn học, về cơ bản, vẫn là các công cụ chung để phân tích.
Ở bậc Đại Học, các bạn sẽ làm quen với cấu trúc chung của ngôn ngữ. Các môn học thường bao gồm:
- Phonetics and Phonology: Học về âm thanh
- Morphology: Học về từ
- Syntax: Học về câu
- Semantic: Học về ý nghĩa
- Pragmatic: Học về ngữ cảnh
Có thể thấy rằng các môn này giống như những viên gạch, và độ lớn của gạch cũng lớn dần lên (âm –> từ -> câu –> ngữ cảnh).
Những môn này thường được gọi chung là Formal Linguistics. (Gọi là formal vì nó sử dụng các công thức giống như trong Toán học để biểu diễn.). Theo Formal Linguistics, Ngữ Pháp (Grammar) chính là sự giao thoa giữa Phonology - Morphology - Syntax.
Ngoài ra thì các bạn có thể phải học thêm các môn khác như Từ vựng học, phân tích diễn ngôn, vv. Về cơ bản, chúng là sự kết hợp của các môn chính kia.
Lên đến Cao học, các bạn sẽ không còn học 1 cách chung nữa mà sẽ đi sâu hơn về một mảng nhất định. Số lượng thì vô vàn vì các nhánh có thể kết hợp lẫn nhau, có rất nhiều các lí thuyết, trường phái ngôn ngữ khác nhau. Nếu mở rộng ra thì Ngôn Ngữ học có thể kết hợp với các ngành (tự nhiên + xã hội) khác.
Điều quan trọng là các bạn cần phải biết sở thích và nhu cầu của bản thân để chọn trường và khóa học phù hợp. Một sai lầm, mà mình thấy rất nhiều người gặp phải, là THAM. Việc học quá rộng sẽ biến bạn trở thành người mà “Cái gì cũng biết nhưng không biết cái gì.”. Đây cũng là lí do mà mình thường từ chối trả lời những câu hỏi chung chung như: “Dạo này đọc gì thế?”, “Cho xin tên tài liệu.”, vv.
CẦN GÌ ĐỂ HỌC TỐT?
Đam mê.
Khả năng ngôn ngữ. Hai ngôn ngữ mà các bạn cần hiểu và sử dụng tốt là ngôn ngữ mẹ đẻ (L1) và ngôn ngữ dùng để phân tích trong khóa học (mình gọi là L’1).
Việc am hiểu L1 sẽ giúp các bạn có được góc nhìn đa chiều, tránh tư tưởng “thượng đẳng” khi học. Ví dụ, rất nhiều sinh viên ngôn ngữ Anh coi những lí thuyết về tiếng Anh là “chuẩn”, còn các ngôn ngữ khác (kể cả tiếng Việt) là “không chuẩn”.
Đối với L’1, nếu các bạn không sử dụng được một cách nhuần nhuyễn thì các bạn sẽ gặp khó khăn rất lớn khi phân tích. Đến đoạn này, nhiều bạn có thể hỏi: “Nhưng ở trên vừa nói không cần dùng tốt vẫn hiểu được cơ mà? Sao bây giờ câu trước đá câu sau thế?”
Trả lời: Cái ngôn ngữ mà các bạn “am hiểu nhưng không sử dụng được” thường là L’2,3,4,5. Đây là những ngôn ngữ mà các bạn có thể tự phân tích được khi các bạn đã nắm chắc các công cụ phân tích. Đối với L’1 (ngôn ngữ phân tích đầu tiên), các bạn cần phải sử dụng nó tốt thì mới dễ dàng học tốt được.
Ví dụ bản thân: Mình phân tích chủ yếu là tiếng Anh (L’1), sau đó dùng các công cụ được học để phân tích tiếng Đức (L’2). Dù khả năng sử dụng tiếng Đức chỉ ở mức “Hallo, f.i.c.k d.i.c.h.”, mình vẫn có thể phân tích được ở nhiều góc độ khác nhau, đến một giới hạn nhất định.
Ngoài ra, việc biết nhiều ngoại ngữ cũng là lợi thế khi học.
Định hướng Một lần nữa, các bạn cần xác định rõ nhánh mà các bạn muốn học, tránh THAM.
Tiền HỌC XONG, LÀM GÌ?
Bài viết trên đây được viết dưới góc nhìn của 1 người nghiên cứu ngôn ngữ. Ngoài ra, có rất nhiều các công việc khác mà các bạn có thể làm, ví dụ như:
- Biên, phiên dịch
- Giảng dạy
- Hướng dẫn viên du lịch
- Chuyên viên tư vấn
- Biên tập viên
- Viết lách
- Công nghệ thông tin
…