Bách PHAN-TẤT [ɓaː˧˥k̟ faːn tə˧˥t]

Levels of knowledge

Đã bao giờ bạn bị choáng ngợp bởi các công thức Toán học chưa? Đã bao giờ bạn làm bài tập rất nhanh nhưng không biết cách áp dụng thực tế chưa? Nếu bạn rơi vào 1 trong 2 trường hợp trên thì ‘do bạn không chơi đồ đấy bạn ạ.’ (Bảnh, 2020).

Ta có thể nhìn kiến thức dưới 2 góc độ: High-level và Low-level.

High-level Knowledge

High-level tức ta nhìn vào bức tranh lớn hơn, bỏ qua các chi tiết rườm rà.

Ví dụ: Differential Calculus mô tả sự thay đổi của f(x) khi ta thay đổi biến x. Ví dụ: Nếu x thay đổi 1 (hoặc 2, 3, 4) đơn vị thì f(x) sẽ thay đổi như thế nào? Và khi sự thay đổi của x là rất rất nhỏ (gần như bằng 0) thì f(x) sẽ thay đổi như thế nào?

Low-level tức ta sẽ cần zoom in hay nhìn vào các chi tiết của phần kiến thức đó. Lúc này ta sẽ gặp các công thức phức tạp hơn.

Low-level Knowledge

Ví dụ: Đây sẽ là các công thức như nếu f(x) = 2x thì f’(x) = 2

Việc hiểu được cả high-level và low-level sẽ giúp các bạn biết được phần kiến thức đó có vai trò gì trong một bức tranh tổng thể và công thức được hình thành như thế nào.

Từng có 1 bạn nhờ mình nhận xét đề cương nghiên cứu. Bạn ý liệt kê ra khoảng 10 phép thử thống kê (statistical test) nhưng không thể trả lời được lí do cho việc sử dụng chúng (high level) khi được mình hỏi. Mình nghĩ rằng nếu lúc đó, mình hỏi sâu hơn về từng công thức (low level) thì chắc bạn ý cũng chịu nốt. Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ, mình cũng từng rất trăn trở, muốn luận văn phải thật xịn, thật phức tạp nhưng cuối cùng thì phần phương pháp nghiên cứu của mình rất đơn giản. Lí do mình được 80 điểm và là sinh viên đầu tiên trong lịch sử của khoa giành giải luận văn xuất sắc có lẽ đơn giản là vì mình ‘làm chủ’ được kiến thức ở cả high và low level, tức biết lúc nào cần dùng gì và dùng như thế nào, thay vì quá sa đà vào việc phải dùng các kĩ thuật thật phức tạp.

Từng là 1 người rất ‘vô học’, sau này mình đã phải (tự) học rất nhiều để có thể chuyển hướng sang khoa học dữ liệu. Việc hiểu được high và low level giúp mình biết lúc nào cần học gì, lúc nào cần đi nhanh và lúc nào cần đi sâu.

Illustration