Bách PHAN-TẤT [ɓaː˧˥k̟ faːn tə˧˥t]

KHÔNG CÓ TAO THÌ ….

A và B là bạn thân, giúp đỡ nhau rất nhiều trong học tập, thi cử. Một ngày đẹp trời cả 2 cãi nhau. A nói: “Không có tao thì mày trượt môn rồi.”. B phản bác: “Bố mày tự qua được chứ cần gì mày.”. Buổi thi hôm sau, B không them nhìn mặt A và kết quả là B trượt. Vậy là A đã đúng, B cần A để qua môn.

Một câu truyện rất xàm xí lại thể hiện cách nghiên cứu khoa học.

Gọi A là biến ĐỘC LẬP (INDEPENDENT VARIABLE), B là biến PHỤ THUỘC (DEPENDENT VARIABLE). Muốn biết mối liên hệ giữa 2 biến thì thì ta phải thử điều chỉnh (tăng, giảm, cắt bỏ, vv) biến ĐỘC LẬP và xem liệu biến PHỤ THUỘC có bị ảnh hưởng gì không. Ở câu chuyện trên, có thể thấy B đã thử cắt hoàn toàn A và kết quả là tạch.

Tất nhiên, để nghiên cứu khoa học nghiêm túc thì còn nhiều thứ nữa để quan tâm (ví dụ đơn giản bên dưới). Nhưng có thể thấy rằng nó không phải là cái gì đó quá xa vời.

Ví dụ: Bạn muốn tìm xem liệu việc uống thuốc A có giúp chữa bệnh B hay không. Bạn sẽ cần thiết kế 2 nhóm đối tượng đều bị bệnh B, 1 nhóm được dùng thuốc A, nhóm còn lại dùng giả dược, chả có tác dụng (tích cực lẫn tiêu cực) gì. Sau một thời gian, nếu nhóm dùng thuốc hết bệnh thì ta có thể công nhận là nó có hiệu quả, nếu không thì là không có hiệu quả.

(Việc sử dụng nhóm giả dược để so sánh. Khi mọi điều kiện khác như nhau thì ảnh hưởng chắc phải do thuốc gây ra)