Impossible Languages
Ở cuộc tranh luận lần trước, mình nhận được một phản hồi rất thú vị:
‘Trong nghiên cứu ngôn ngữ, người ta thấy rằng có rất nhiều quy tắc không hề tồn tại (Ví dụ, thêm “không” vào vị trí thứ 3 trong câu để tạo câu phủ định). Chắc hẳn điều này là do ngôn ngữ có những giới hạn nhất định, và việc tìm ra những giới hạn đó là cách để chúng ta có thể hiểu được toàn bộ ngôn ngữ tự nhiên của con người.’
Mặc dù nghe qua thì có vẻ rất hợp lí, tuy nhiên lập luận kiểu này chỉ chứng tỏ sự ngây thơ, thiếu hiểu biết của người viết về Ngôn Ngữ Học và sự liên quan giữa nó với các ngành khác.
Vấn đề về sự bất khả thi trong ngôn ngữ có thể được giải thích theo nhiều cách khác, sử dụng các kiến thức về Xác Suất, Lịch Sử, Văn Hóa, Xã Hội, vv.
Có vô vàn quy luật có thể có cho ngôn ngữ (không gian mẫu với n phần tử), tuy nhiên một số ít (x với x < n) có xác suất được chọn cao hơn so với những cái khác do chúng phù hợp với con người (do các yếu tố như vật lí, xã hội, vv).
Ví dụ dễ hiểu nhất về mặt vật lí là bộ nhớ của não bộ.
Não bộ có giới hạn cho trí nhớ ngắn hạn (working memory). Vậy nên khi gặp những câu quá dài, chúng ta sẽ rất khó để nhớ hết chúng.
Điều này lí giải việc, trong thực tế, những quy tắc làm cho câu quá dài và khó nhớ rất hiếm khi xuất hiện, hay việc chúng ta rất ít khi (gần như không bao giờ) gặp những câu như: ‘Tôi biết rằng nó nói rằng anh ấy bảo rằng cô ấy chỉ rằng chị ấy kêu rằng bà ấy chửi rằng …’, hay việc chúng ta có thể quên luôn nội dung văn bản nếu nó quá dài và không có chấm phẩy.
Vậy còn như quy luật như ‘thêm không vào vị trí thứ 3 để tạo ra câu phủ định thì sao’? (Ví dụ: Tôi ăn không cơm = [TÔI KHÔNG ĂN CƠM])
Những quy luật kiểu này chỉ dễ hiểu khi chúng ta đã biết nó hoặc dành thời gian để nghiên cứu nó. Đối với người bình thường, chúng rất vô nghĩa.
Ví dụ: Tôi ăn KHÔNG cơm, Anh ấy KHÔNG ăn cơm, Bà Hồng KHÔNG nhà bác Hiệp ăn cơm, thằng mất KHÔNG dạy ăn cơm nhà, vv
Nó cũng giống như những câu tìm quy luật trong bài thi IQ. Có nhiều câu mà chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra quy luật nhưng có rất nhiều câu thì có thể khó hơn (xem hình minh họa).
Những yếu tố văn hóa, xã hội cũng góp phần định hình lại ngôn ngữ. Ngày trước thì ‘Dạ, vâng’ nhưng bây giờ có thể chỉ cần ‘Ô Kê’.

ENGLISH TRANSLATION:
In the previous debate, I received an interesting response:
“In language research, it is observed that there are many rules that do not actually exist (For example, adding ‘NOT’ to the third position of a sentence to create a negative sentence). This must be due to the inherent constraints of language, and discovering these constraints is the way to understand the entirety of human natural language.”
Although it may sound reasonable, such an argument only demonstrates the naivety and lack of understanding of the writer about Linguistics and its connections to other fields.
The issue of impossibility in language can be explained in various other ways, using knowledge from Probability, History, Culture, Society, etc.
There are countless possible rules for language (a sample space with n elements), but only a few (x such that x < n) have a higher probability of being chosen because they are more suitable for humans (due to other factors).
To give an example, consider the working memory capacity of the brain.
The working memory is not limitless so when encountering overly long sentences, we find it exceedingly difficult to remember everything.
This explains why, in reality, rules that make sentences excessively long and hard to remember are rarely seen, or why we rarely (almost never) encounter sentence like: “I know that he said that she only said that he said that she said that…”, or why we would completely forget the content of a text if it is too long and lacks punctuation.
So, what about rules like “adding ‘NOT’ in the third position to create a negative sentence”? (For example: “I eat NOT rice” = “I don’t eat rice”)
Such rules are only easily understood when we already know them or have taken the time to study them. For the average person, they are meaningless.
For example: “I eat NOT rice”, “That man NOT eat rice”, “The principal, NOT Mrs Gwen eat rice”, “That son NOT of a bitch eat rice”, etc.
It’s similar to the finding patterns task in an IQ test. There are many questions where we can easily recognise the patterns, but there are also others that can be more challenging (see the illustration).
Cultural and social factors also contribute to shaping language. In the past, people used to be extremely polite, but now we would just simply say OK.